Sự ra đời không ngừng nghỉ của các loại truyền hình vệ tinh, truyền hình mặt đất kỹ thuật số, đầu thu kỹ thuật số, truyền hình Internet... với giá cả cạnh tranh đã “cướp” đi một lượng lớn khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp ở Mỹ.
Giữa lúc lao đao trong cơn sóng gió vì sụt giảm doanh thu thì các nhà đài đã vớ được một “cái phao” lớn: Quảng cáo cho chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2016.
Tại thời điểm này năm ngoái, ngành truyền thông Mỹ đang lo lắng khi số lượng khán giả truyền hình cáp giảm mạnh trong khi nguồn thu từ quảng cáo èo uột. Theo nhóm nghiên cứu Leichtman,13 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền lớn mạnh nhất nước Mỹ năm ngoái đã bị giảm tổng cộng 383.000 thuê bao. Năm nay, một số tập đoàn lớn cho biết họ đã hồi phục mạnh mẽ về cả số lượng người xem lẫn doanh thu. Lượng người theo dõi kênh Fox News, từng là kênh truyền cáp được nhiều người xem nhất vào giờ vàng, đã tăng 35% trong quý 1/2016. Trong khi ở CNN và MSNBC, tỷ lệ là hơn 100%.
Ước tính các ứng cử viên tổng thống Mỹ 2016 sẽ chi khoảng 4,4 tỷ USD để quảng bá hình ảnh và chiến dịch của họ trên sóng truyền hình, tăng 122% so với mùa bầu cử trước cách đây 4 năm.
Các ứng cử viên tổng thống bỏ nhiều tiền cho chiến dịch quảng cáo trên truyền hình..Ảnh: Reuters
Theo một nghiên cứu của Wesleyan, dự án chuyên nghiên cứu các chương trình quảng cáo được phát sóng trong các đợt bầu cử Mỹ, tính từ tháng 1/2015, các chiến dịch tranh cử của các đảng cũng như các nhóm vận động bên ngoài đã tiêu tốn tổng cộng 408 triệu USD cho 480.000 chương trình quảng cáo, so với mức 120 triệu USD cho 220.000 chương trình quảng cáo hồi năm 2012. Ông Les Moonves, Giám đốc điều hành đài CBS, tiết lộ rằng quảng cáo chính trị năm nay là “mạnh nhất trong những mùa bầu cử mà chúng tôi từng thấy”.
Chỉ riêng tại bang Iowa - nơi mà người ta cho rằng ai dẫn đầu trong cuộc đua nội bộ đảng ở đây sẽ có khả năng cao trở thành tổng thống, các ứng cử viên đã mạnh tay chi khoảng 6,5 triệu USD cho hơn 10.000 quảng cáo trên các kênh truyền hình ở bang. Lúc đỉnh điểm, có tới 24 quảng cáo chính trị cùng xuất hiện trong một bản tin dài 1 giờ. Giá quảng cáo đắt hay rẻ còn tùy thuộc vào các khung giờ phát sóng và nội dung chương trình khác nhau. Chẳng hạn như “Wheel of Fortune” (nguyên bản của “Chiếc nón kỳ diệu” ở Việt Nam) có lượng khán giả “khủng” khoảng 29 triệu người mỗi tuần nên mức giá để quảng cáo trên sóng chương trình này cũng rất “khủng”. Trong mùa bầu cử 2012, “Wheel of Fortune” đã dễ dàng kiếm 57 triệu USD nhờ quảng cáo tranh cử.
Dẫn đầu danh sách “chịu chi” của đảng Dân chủ là Thượng nghị sĩ Bernie Sanders với 73 triệu USD cho 125.000 quảng cáo và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton với 62 triệu USD cho 105.000 quảng cáo. Điều bất ngờ là tỷ phú Donald Trump chỉ chi 18,5 triệu USD quảng cáo, đứng thứ 6 trong danh sách ứng cử viên, nhưng lại thu được kết quả vô cùng ấn tượng nhờ việc đánh bóng tên tuổi của mình qua mạng xã hội hoàn toàn miễn phí.
Thực tế cho thấy, không phải cứ chi nhiều tiền quảng cáo là giành được thắng lợi. Trong số 3 người còn trụ lại đường đua, Thượng nghị sĩ bang Vermont Sanders chi tương đương 8 USD/lá phiếu ủng hộ, trong khi bà Clinton là 5 USD còn tỷ phú Donald Trump ít nhất, chỉ 2 USD. Ngược lại, những ứng cử viên sớm dừng chiến dịch tranh cử như Jeb Bush, Chris Christie hay Lindsay Graham thì đều chi hơn 240 USD cho một lá phiếu.
Tin tức liên quan:
Title :
Ngành truyền thông nước Mỹ hốt bạc nhờ cuộc bầu cử tổng thống
Description : Sự ra đời không ngừng nghỉ của các loại truyền hình vệ tinh, truyền hình mặt đất kỹ thuật số, đầu thu kỹ thuật số, truyền hình Internet.....
Rating :
5